Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016


Món lẩu cá đục


Món gà hấp thố


Món lòng gà xào mướp


Món mực hấp






Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Quán 5 lùn hân hạnh phục vụ quý khách. 



Món cá đuối xào măng


Món Cá Mao Ếch Nướng


Món Sò Huyết cháy tỏi, Nghêu xào mỡ hành


Món Cá Kèo chiên giòn...


Món Gỏi Gà


Món Gà Hấp Hành

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Món Sushi Nhật Bản


Sushi không chỉ là một món ăn ngon, mà nó còn là một đặc sản tượng trưng của đất nước nhật bản. Chính vì vậy chỉ cần nhắc tới sushi là người ta sẽ nghĩ ngay đến đất nước mặt trời mọc, với rất nhiều nét đặc sắc trong văn hóa và ẩm thực. 
 
Nhật Bản quá nổi tiếng trên khắp thế giới với món sushi , nhưng có lẽ các bạn ít ai biết rằng món ăn đặc biệt này được hình thành khi nào, và quá trình phát triển qua các thời kỳ, chính vì vậy để các bạn am hiểu hơn về món sushi được cả thế giới yêu thích, trong bài viết này tôi sẽ giới thiệu với các bạn về lịch sử hình thành, cũng như nguyên liệu làm sushi truyền thống của nhật bản và những điều thú vị nhất về món sushi của người nhật.


Mỗi một món ăn của người nhật đều là một nghệ thuật, tên gọi của những món ăn này cũng được xuất phát từ nhiều ý nghĩa khác nhau, và món sushi cũng vậy. Trong tiếng nhật thì từ "su" có nghĩa là giấm , còn  "meshi" thì có nghĩa là gạo, tên gọi của món sushi được ghép giữa tên gọi của " giấm " và " gạo ". Bởi phong cách làm món sushi thời kỳ xa xưa chủ yếu gồm các nguyên liệu như : giấm, gạo, cá, đôi khi có thêm một vài phụ gia khác, và món sushi này có tên gọi bắt nguồn từ những nguyên liệu chính để tạo lên món ăn đặc biệt này.


Sushi với rất nhiều loại, đa dạng và phong phú, đang được sử dụng rất phổ biến trên toàn thế giới. Nhưng về lịch sử hình thành, cột mốc thời gian hình thành lên món ăn mang thương hiệu của nhật bản này thì chưa ai biết được cụ thể. Những chuyên nghiên cứu về sushi của nhật bản cũng chỉ ước lượng được khoảng thời gian mà món sushi ra đời là vào khoảng hơn 1000 năm trước. Và cũng có nhiều giả thuyết khác nhau về sự hình thành của món sushi , có nhiều người cho rằng sushi không phải do người nhật sáng tạo ra, mà nó được bắt nguồn từ các nước đông nam á. Đặc biệt rất nhiều người tin rằng món sushi này được hình thành và bắt nguồn từ trung quốc. Thời xa xưa người dân trung quốc muốn giữ cho cá được tươi lâu hơn bằng cách lên men tự nhiên với giấm và gạo, từ đó cách làm này đã được du nhập sang nhật bản, và sau khi cải tiến cũng như chuyển biến mạnh mẽ đã tạo lên món sushi nổi tiếng ngày nay.


Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2016

AMA - NHỮNG NGƯỜI PHỤ NỮ CỦA BIỂN CẢ



Nhiều du khách cho rằng họ có thể làm được điều đó là nhờ đặc ân của những nàng tiên cá.
Ama là từ chỉ những phụ nữ ở Nhật Bản làm nghề lặn tự do. Đây là một nghề có từ lâu đời và mang đậm bản sắc truyền thống. Tuy nhiên, do cuộc sống ngày càng hiện đại, số lượng mỹ nhân ngư - những người từng đi vào huyền thoại của Nhật Bản và được đánh giá là những con gái bí ẩn của biển cả - ngày càng giảm dần.
Bên đống lửa lớn trong túp lều nhỏ, Kimiyo Hayashi lặng lẽ ngồi sưởi ấm bên bãi liếm (nơi đất mặn, thú hoang thường đến liếm muối) ở vịnh Ago, Nhật Bản. Ngoài trời khá nóng và nồm ẩm, cô quay sang nói chuyện một cách hết sức nhẹ nhàng với cháu gái Tomomi Nakanishi.
Ama - những người con gái bí ẩn của biển cả thường được gọi với cái tên trang trọng "mỹ nhân ngư"
Là một trong số những nữ thợ lặn tự do cuối cùng của Nhật Bản, Hayashi và Nakanishi vẫn kiên trì bám víu vào những cách thức cũ để kiếm sống. Nơi họ đang ngồi có sàn được phủ bằng các tấm ván màu tro xám, ấm nước đã được đun sôi và bồ hóng bám đầy trên trần nhà. Dụng cụ để bơi của họ cũng rất thô sơ: mặt nạ và bộ quần áo bơi đã ướt sũng, cũ mèm, nhỏ từng giọt nước biển tong tong xuống mặt đất.
"Tôi đã sống với biển cả đời, và tôi vẫn cảm nhận được cái lạnh ngấm vào xương tủy. Nhưng tôi vẫn yêu thích truyền thống làm ấm người lên sau đó", Hayashi vừa nói vừa đưa mắt nhìn về phía dải đất hình gọng kìm trước mặt.
Vịnh Ago nằm ở tỉnh Mie
Ở tuổi 61, Hayashi vẫn còn khỏe mạnh và nhanh nhẹn cùng đôi mắt tinh anh, Hayashia bắt đầu kể về cuộc đời mình. Vào mỗi buổi sáng bình minh, cô sẽ ngồi chuẩn bị lại đồ nghề trong yên lặng để bắt đầu công việc. Một số Ama sẽ đi lặn biển với bộ ngực trần, chỉ mặc một chiếc khố cùng khăn tenugi (một loại khăn vải truyền thống của Nhật Bản). 16 tuổi, sau khi vẫy tay chào mẹ và bà ngoại, hai cựu Ama, Hayashi luôn tự hỏi có điều gì hấp dẫn họ ở ngoài biển cả mênh mông kia.
Sau 45 năm, những nghi lễ của các Ama với biển vẫn không thay đổi. Họ mặc trên mình bộ đồ bằng vải trắng truyền thống, rồi lao mình xuống lòng biển sâu. Đôi khi, họ bơi cách xa bờ một km và lặn ở độ sâu 10 m để bắt các loại có vỏ như sò và rong biển.
Nhiều người nói rằng, sở dĩ các Ama có khả năng lặn sâu và ra xa bờ trong khi không được trang bị thiết bị hiện đại như ống thợ, chân vịt, vì họ đang được hưởng ân sủng của những nàng tiên cá. Tuy nhiên, công việc của họ cũng phải đối mặt với vô vàn khó khăn như biển động, thời tiết xấu và cá mập. "Cá mập thì đâu có nể nang gì mỹ nhân ngư", một du khách hài hước nói. Hayashi cho biết cá mập thực sự là mối đe dọa đáng sợ đối với những Ama và qua năm tháng, cô đã mất khá nhiều người bạn tốt vì loài vật này.
Mỗi Ama phải có một bí quyết lặn biển cho riêng mình. Trong đó, chìa khóa của công việc này không phải là có thể nín thở bao lâu, mà là làm thế nào để có thể nhanh chóng tìm bắt được những sinh vật dưới biển. Vào thời hoàng kim của mình, Hayashi mỗi lần vào bờ sẽ mang theo một xô gỗ đầy bào ngư, nhím biển, ốc, tôm hùm và bạch tuộc. Ngoài ra, các Ama cũng tìm kiếm ngọc trai. Một mùa bội thu của họ có thể kiếm được 27 triệu yên (khoảng 5,8 tỷ đồng).
Thông thường, các Ama là sự kế tục của mẹ truyền con nối. Các cô gái sẽ kế tục sự nghiệp của mẹ và bà ngoại mình. "Ngày nay chẳng còn ai làm nghề này nữa. Con gái của chúng tôi không muốn theo nghề của mẹ", Hayashi cho biết.
Hiện vẫn còn nhiều người theo nghề lặn biển cũ này nhằm duy trì một truyền thống đã có từ lâu đời. Tuy nhiên, con số đã giảm mạnh, từ 8.000 người thời hậu thế chiến thứ hai xuống còn 2.000 người ở thời điểm hiện tại. Độ tuổi trung bình của các mỹ nhân ngư này là 65. Người già nhất đã ngoài 80 tuổi.
Du khách rất thích thú khi được thưởng thức hải sản tươi sống ngay tại các căn lều của Ama
Bên cạnh đó, các Ama cũng phải đối mặt với tình trạng rớt giá hải sản, hay các chính sách bảo vệ biển của chính phủ, thắt chặt hơn việc khai thác, đánh bắt.
Tuy vậy Hayashi khẳng định, bà sẽ không bao giờ bỏ nghề. "Tôi vẫn còn 20 năm nữa để lặn. Chỉ cần tôi khỏe mạnh và hạnh phúc. Tôi yêu công việc của mình".
Du khách khi gặp gỡ những người thợ lặn nữ này đều có cảm nhận chung rằng: ở họ là sự điển hình về việc vượt thời gian - nơi mà cuộc sống hiện đại của Nhật Bản chưa chạm tới được. Tại vùng Ise-Shima, tỉnh Mie, du khách sẽ có dịp được gặp những người phụ nữ lặn biển được ví như "mỹ nhân ngư" này. Cái tên "những người con gái bí ẩn của biển cả" được nhắc đến lần đầu tiên trong trong tập thơ ca lâu đời nhất của Nhật Bản, từ thế kỷ thứ 8. Với người dân Nhật Bản, Ama là một huyền thoại.
Ngày nay, các Ama không chỉ lặn biển, họ còn mở dịch vụ đón du khách tại những căn lều truyền thống của mình. Tại đây, họ phục vụ các món hải sản vừa lấy lên từ lòng biển cả, tươi ngon và được nhiều du khách ưa thích.


Theo Vnexpress

Thứ Năm, 8 tháng 9, 2016

NGHỀ ĐÀO PHI BIỂN


Ra đến bãi, mỗi người tỏa ra một góc rồi mải mê đào. Thấy trên mặt cát có ụ màu xanh nổi lên lỗ chỗ, bà Nguyễn Thị Cừu (64 tuổi) dùng con dao sắt dài khoảng 50 cm thoăn thoắt đào sâu xuống thành một hố nhỏ. Thò tay xuống miệng hố, bà móc lên con phi dài bằng ngón tay cho vào túi lưới rồi tiếp tục soi trên bãi bồi, tìm những ụ cát màu xanh.
Đất Hải Lộc này không ai đào được nhiều phi như bà Cừu. Người phụ nữ da sạm đen vì nắng, gió biển gắn bó với nghề đào phi từ thuở còn là cô bé 13. Vừa tìm kiếm phi, bà Cừu vừa giải thích, phi là loài hải sản nước mặn, thân gần giống con trai, nhưng thịt dày, trắng và ăn giòn hơn. Nó sống sâu dưới cát cả nửa mét, hai chiếc tua dài như hai sợi râu thò lên mặt đất ăn sinh vật phù du. Tua cũng chính là hai chiếc “ăng ten” cực kỳ nhạy, có bất cứ động tĩnh gì nó sẽ chui sâu dưới cát. Săn phi là nghề khó nhất, vất vả nhất trong các nghề bắt hải sản ven biển.
daophi-1375432726_500x0.jpg
Con phi nằm sâu dưới bùn cát tới nửa mét nên những người đào phi luôn luôn phải áp sát mặt xuống đất thì mới có thể móc được phi. Ảnh: Hoàng Phương.
Đào phi phải dựa vào con nước, nước ròng kiệt (nước cạn), trời yên biển lặng thì nó mới chịu đưa vòi lên kiếm ăn. Người đi đào tìm chỗ ụ cát bằng nắm tay, màu hơi xanh, có những lỗ nhỏ bằng chân hương là ra sức đào thật nhanh để móc phi lên. Những ngày biển động hoặc trở trời thì không thể xác định phi đang ở chỗ nào dưới bãi cát rộng mênh mông.
Những người đi đào phi lúc nào cũng lấm lem từ đầu tóc đến gót chân, mặt luôn dính bùn cát vì phải áp sát xuống bãi bồi. Hai đầu gối họ chai lại, kết bửng sần sùi vì phải quỳ nhiều. Quần áo luôn bạc thếch vị mặn của nước biển và mùi tanh của bùn. Một vài người còn xén bớt một bên ống tay áo cho khỏi vướng.
Đang mải mê đào, bỗng có tiếng kêu “á”, người phụ nữ bịt đầu ngón tay xuýt xoa. Bà Cừu giải thích “Bị lưỡi phi cứa vào đấy”. Những con phi nằm sâu dưới cát tưởng an phận nhưng lúc nào cũng thè chiếc lưỡi màu trắng ra. Người nào móc không khéo, để ngón tay chạm vào chiếc lưỡi sắc như dao cạo thì chỉ có đứt tay. Thế nhưng dù ngón tay có bị cứa nát vì lưỡi phi, họ cũng không bao giờ dùng găng tay vì phải để bàn tay trần còn cảm nhận được vị trí nằm của nó.
Đào được hố rồi, chạm vào được phi rồi nhưng đôi khi mắc cát, bà Cừu không kéo chúng lên được, đành phải rút tay lên rồi lại nhanh chóng thò xuống móc một lần nữa. Nhưng không kịp, loài hải sản tinh ranh này đã kịp lẩn sâu xuống bùn. Bởi vậy những người đi đào phi thường kiêng không nói chuyện, cũng không cho người ngoài nhìn ngó vào chiếc làn đựng phi của họ. Bởi họ quan niệm khi nghe tiếng người, phi sẽ nhanh chóng lặn sâu, không thể tìm thấy.
daophi1-1375432606_500x0.jpg
Loài hải sản nức danh từng được dùng để tiến vua. Ảnh: Hoàng Phương.
Chính vì khó bắt, ăn lại ngon nên phi thường có giá cao hơn ngao, sò biển. Giá một kg phi dao động 110.000–120.000 đồng. Đó là bán cho người đi buôn, còn nếu mang đi khách sạn, nhà hàng sẽ được giá hơn. Đắt thế nên những người đào phi không dám để lại ăn, chỉ dám ăn con bị vỡ hoặc rất nhỏ. Vài ruột phi xào lên, cho vào bát canh, người ăn đã cảm thấy đủ ngọt và thơm lừng rồi. Với người ốm thì đây là món rất bổ dưỡng.
Phi có ở nhiều nơi vùng ven biển Thanh Hóa như Hải Lộc (Hậu Lộc), Lạch Ghép (Quảng Xương), Lạch Hới (Sầm Sơn). Nhưng chỉ có phi Cầu Sài, đoạn qua khúc sông Trà giáp ranh giữa hai xã Thuần Lộc (Hậu Lộc) và Hoằng Xuyên (Hoằng Hóa) nổi danh là nơi có loài phi ngon nhất.
Nhắc đến phi, bà Nguyễn Thị Khởi (70 tuổi) ở làng Lam Hạ, xã Thuần Lộc (Hậu Lộc) nhớ lại ngày còn chưa xây đập ngăn sông, cả khúc sông Trà nước mặn chảy qua cầu Sài có rất nhiều phi. Những phụ nữ làng Sài chờ nước rút, bãi bồi lộ ra là cầm chiếc xăm sắt đào bới cả buổi, mang về những con phi to hơn hai ngón tay.
Chính vì quý nên loài phi nơi đây là một trong số đặc sản được mang đi tiến vua. Nhưng đời vua nào thì bà Khởi không biết rõ, chỉ nghe các cụ trong làng kể lại. Hồi nhỏ bà từng được ăn và vẫn xuýt xoa khi nhớ lại mùi vị của nó. Giờ đắp đập tràn rồi, khúc sông Trà không còn nước mặn mà hoàn toàn nước ngọt. Loài “phi tiến vua” nức tiếng một thời giờ đã hoàn toàn biến mất. Thi thoảng nó xuất hiện trong các câu chuyện kể của người già trong làng khi có người hỏi đến.
( Theo Vnexpress.net)

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2016

Các món ăn nổi bật của quán với giá cả rất bình dân :
Món gà hấp thố. 
Món cá đuối hấp ăn với bánh tráng và cuộn với rau sống (70k)

Món phi gò xào mỡ hành (60k)

Món mì xào bò (80k).


Các bạn vào đây để xem thêm thực đơn của quán: facebook: quán ngon bà rịa

https://m.facebook.com/973068336118930/photos/pcb.973084379450659/973084166117347/?type=3





Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Quán ngon Bà Rịa Vũng Tàu




Quán 5 lùn , nằm trên đường Phan Đăng Lưu ( cầu Điện Biên Phủ), Phường Long Hương, Thị Xã Bà Rịa - Bà Rịa Vũng Tàu, một địa điểm ăn uốn lý tưởng cho khách địa phương và khách du lịch, với không gian quán thoáng mát gần gũi với thiên nhiên, giáp với sông Dinh nên luôn có cảm giác mát mẻ dù là buổi trưa. Quán chỉ cách cổng chào Bà Rịa gần 2km đi về hướng Trung tâm Thị Xã Bà Rịa.